Tổng quan về Function Point Analysis (FPA) – P1

1. Giới thiệu
Khi bắt tay vào việc thực hiện một dự án, điều bạn băn khoăn đó là làm sao có thể xác định được khối lượng công việc, từ đó có thể tính toán được chi phí về tài nguyên (con người, thời gian, tiền bạc…). Ví dụ như xây một ngôi nhà cần hết bao nhiêu ngày công, khối lượng vật liệu cần thiết, số lượng nhân công, thời gian thực hiện các công đoạn nhỏ như đào móng, xây tường, đổ bê-tông… để cho ngôi nhà được hoàn thành đúng dự kiến. Để tính được khối lượng công việc cho một dự án phần mềm, người ta dùng phương pháp Function Point Analysis (FPA).
FPA là một phương pháp được ISO chấp nhận, dùng để xác định kích thước về mặt chức năng (functional size) của một hệ thống thông tin. Functional size phản ánh số lượng chức năng liên quan tới và được chấp nhận bởi người dùng trong doanh nghiệp. Nó hoàn toàn độc lập với công nghệ được sử dụng để triển khai hệ thống.Đơn vị dùng để đo lường được gọi là function points (FPs) cũng tương tự như để đo khối lượng, người ta sử dụng “kilôgram”, đo độ dài người ta dùng “mét”…Chính vì vậy, phương pháp FPA biểu diễn độ lớn của hệ thống thông tin bằng số lượng các FPs. Ví dụ như độ lớn của một hệ thống X là 256FPs.Khái niệm FP được đưa ra bởi Allan Albrecht vào giữa những năm 1970 nhằm thay thế cho phương pháp đo lường kích thước phần mềm bằng cách đếm số dòng code, sau đó được IBM xuất bản vào năm 1979, và sau đó là IEEE tái bản vào năm 1981.
2. Mục tiêu
  • Tính toán số chức năng dựa trên góc nhìn từ phái end-users về các chức năng của hệ thống.
  • Giảm thiểu hóa công sức, chi phí dùng cho việc tính toán, đo đạc.
  • Thiết lập nên một phương pháp đo đạc thống nhất giữa các tổ chức.

3. Lợi ích

  • Có thể xác định được kích thước của phần mềm từ sớm trong quy trình phát triển.
  • Giữ vai trò như một phương pháp đo đạc căn bản, tăng cường năng suất.
  • Độc lập với công cụ và môi trường phát triển.
  • Cung cấp phương pháp đo lường kích thước thống nhất giữa các nhóm và tổ chức.
  • Là công cụ quan trọng để xác định năng suất, ước lượng chi phí, công sức…

4. Quy trình ( 5 bước)

  1. Xác định loại dự án (phát triển dự án mới, nâng cấp dự án hay chỉ đánh giá một dự án đã có)
  2. Xác định phạm vi của dự án.
  3. Xác định số lượng Function Points thô (Unadjusted Function Points)
  4. Xác định hệ số cân đối (Value Adjusted Factors).
  5. Xác định số lượng Function Points cân đối.
Tổng quan về Function Point Analysis (FPA) – P1

5 thoughts on “Tổng quan về Function Point Analysis (FPA) – P1

  1. lyvt says:

    Good, Mình đang nghiên cứu FP để làm size estimation, search tìm thì thấy tiếng anh nhiều, tiếng việt hiếm hoi lắm.
    Cảm ơn bạn nhé. Nếu có nhiều ví dụ cụ thể thì cho mình tham khảo với nhé. thanks

  2. Lan says:

    cobengaytho_nl@yahoo.com.vn
    mình mới được nhận vào công ty làm công việc định giá phần mềm.mình đang tìm tài liệu liên quan đến vấn đề này.mình đọc rùi mà chưa hiểu.nếu có nhiều ví dụ cụ thể thì cho mình tham khoả với nhé. mình muốn tham khảo một số ví dụ để hiểu hơn. Cảm ơn các bạn nhiều

Leave a comment